Xin chào các bạn trong lịch sử của dân tộc ta, biển đảo nói chung và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nói riêng luôn có vị trí chiến lược quan trọng và là những phần lãnh thổ thiêng liêng máu thịt của tổ quốc. Và trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu về một thực thể nữa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam một hòn đảo đặc biệt mang tên của một loài chim nằm trong nhóm tứ đại danh ca qua giọng hót mê hoặc đó chính là đảo Sơn Ca.
Vị trí địa lý của đảo Sơn Ca và phân cấp hành chính của đảo
Sơn Ca là một hòn đảo nổi nằm ở phía bắc nhóm đảo Nam Yết ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và hiện nay chúng ta đang kiểm soát thực thể địa lý này như một phần của xã Đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa.

Nằm cách cản Cam Ranh 613 km về phía đông nam và cách đảo Ba Bình 12 km về phía đông, nhìn từ trên cao đảo Sơn Ca có hình bầu dục nằm theo hướng tây bắc – đông nam với địa hình nhô cao ở giữa và thoải dần về thềm san hô xung quanh. Bản thân thềm san hô này cũng có hình bầu dục và phần lớn ngập sâu dưới nước biển.
Diện tích và đặc điểm đảo Sơn Ca
Trước khi được bồi đắp thêm thành đảo thì sơn ca có chiều dài khoảng 450m rộng chừng 102m và đạt độ cao từ 3,5m đến 3,8m khi thủy triều xuống thấp nhất.

Diện tích tự nhiên của đảo vào khoảng hơn 4 hecta. Ở Hai Đầu đảo có hai roi cát lớn dài khoảng 60m rộng trung bình là 10m. Tuy nhiên vị trí hai gò cát này thay đổi theo mùa và thường bị sạt lở vì thế để khắc phục hiện tượng đó Công Binh Hải Quân đã xây kè chắn sóng kiên cố để bảo vệ đảo.
Quá trình bồi đắp đảo Sơn Ca
Trong những năm qua cũng giống như những hòn đảo Bãi đá và đảo chìm khác thì đảo Sơn Ca cũng là thực thể được Việt Nam tiến hành bồi đắp và mở rộng.

Theo viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược CSIS 2011 cho đến đầu năm 2017 Việt Nam đã bồi đắp thêm 3,9 hecta cho đảo Sơn Ca. Nâng tổng chiều rộng của hòn đảo lên khoảng 160m. Tiếp đó từ tháng 10 năm 2021, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành các đợt bồi đắp mới ở đảo Sơn Ca và tính đến giữa tháng 9 năm 2022 đã bồi đắp thêm khoảng 11 hecta đất cho đảo này.
Theo những hình ảnh vệ tinh thì có thể thấy Sơn Ca sẽ tiếp tục trở thành một trong những trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá quan trọng tại quần đảo Trường Sa.
Thông qua những ngành vệ tinh bên trên thì có thể thấy công cuộc mở rộng của đảo Sơn Ca tập trung chủ yếu ở khu vực phía tây bắc. Hòn đảo và khu vực này hiện đang được các chiến sĩ Công Binh ngày đêm xây dựng bồi đắp. Cùng với đó sự hình thành của một âu tàu ở phía tây nam của đảo Sơn Ca cũng được chú ý không kém. Việc sở hữu Âu tàu không chỉ giúp bà con ngư dân yên tâm đánh bắt ở ngư trường truyền thống vì đã có nơi để họ neo đậu Tránh trú mỗi khi bão đến mà còn tạo động lực để họ bám biển lâu ngày hơn từ đó hiệu quả kinh tế có thể nâng cao hơn.
Điều kiện tự nhiên của đảo Sơn Ca
Được mệnh danh là hòn ngọc xanh của Trường Sa vì nơi nào trên đảo Sơn Ca cũng ngập tràn cây xanh. Trong đó có nhiều loại cây sống lâu năm nên cành lá xum xuê rợp bóng mát khắp đảo. Điển hình như cây Bàng Vuông, Muống Biển, Phi Lao và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên Hoặc do con người mang từ đất liền ra.

Như ông bà ta thường nói đất lành thì chim đậu. Trên đảo có rất nhiều loài chim kéo về làm tổ và sinh sôi đặc biệt nhất là loài chim Sơn Ca có lẽ chính vì vậy mà người ta đặt cho nó cái tên Sơn Ca.
Tuy nhiên thổ nhưỡng trên đảo chủ yếu là cát và vụn san hô, cùng một ít đất được mang từ đất liền ra vì vậy khả năng giữ nước rất hạn chế đặc biệt là trong mùa khô. Trong những ngày sống thọ gió lớn, hơi nước mặn tràn qua đảo phủ khắp lá và thân cây làm cây chậm phát triển, thậm chí làm chết cây.
Bên cạnh đó vùng biển xung quanh đảo cũng có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như cá chim cá mú cá ngừ cá thu với các loài ốc và hải sâm. Vào mùa sóng yên biển lặng tàu thuyền của bà con ngư dân ở các tỉnh ven biển nước ta đều đến đây đánh bắt và khai thác hải sản vô cùng đông đúc.
Nhìn chung khí hậu của đảo mang đặc trưng của khu vực quần đảo Trường Sa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, còn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau.
Hàng năm đảo Sơn Ca cũng phải hứng chịu những cơn bão nhiệt đới.
Lịch sử của Đảo Sơn Ca
Đảo Sơn Ca điểm chốt trọng yếu của Trường Sa.
Cũng như các đảo khác của Quần đảo Trường Sa từng nhìn năm trước đảo Sơn Ca đã ghi dấu tin đầu tiên của ngư dân Việt họ ra khơi đánh bắt cá và tạt vào tìm nước ngọt cho những chuyến đi biển dài ngày.
Vào triều đại nhà Nguyễn các đội binh phù đầu tiên đã được cắt cử ra đảo.
Đảo Sơn Ca dưới thời Việt Nam Cộng Hòa
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa thì hải quân đã ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số quần đảo của Trường Sa và đóng giữ các đảo trong một thời gian ngắn. Tới ngày 30/1/ 1974 chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 đưa quân ra đồn trú và tăng cường phòng thủ ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Sau khi lấy lại được đảo xong từ Tây vào ngày mùng 1 tháng 2 năm 1974. Trước đó đảo này bị Philippines chiếm đóng bất hợp pháp.
Đội tàu gồm hộ tống hạm Đống Đa HQ07 và Hải vận hạm Tiền Giang HQ405 tiếp tục đổ bộ đóng giữ đảo Sơn Ca vào ngày mùng 2 tháng 2 năm 1974.
Hơn một năm sau đó trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 lịch sử vào ngày 23 tháng 3 năm 1975, đội đặc công 1 thuộc Đoàn 126 được tăng cường 3 tàu vận tải không Số của Đoàn 125 cùng với một số vũ khí trang bị với nhiệm vụ ra Giải Phóng quần đảo Trường Sa.
Giải phóng đảo Sơn Ca
Ngày 14/4/1975 sau khi ta giải phóng Song Tử Tây, Bộ tư lệnh quân chủng Hải quân dự định tấn công cùng một lúc ba đảo là Đảo Nam Yết đảo Sơn Ca và Đảo Sinh Tồn.
Nhưng các tàu hải quân của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đặt Trung tâm Chiếu Huy của họ ở quần đảo Trường Sa nên kế hoạch không giữ được yếu tố bí mật bất ngờ. Vì vậy mà kế hoạch đã được điều chỉnh theo hướng tiến đánh đảo Sơn Ca.
Trước đêm 24 rạng sáng 25/4/1975 Lực Lượng Hải Quân Nhân Dân Việt Nam gồm hai tàu 673 và 641 đi từ đảo Song Tử Tây do thiếu úy Đỗ Viết Cường chỉ huy đã đổ bộ bất ngờ lên đảo Sơn Ca.
Đến 2 giờ 30 phút sáng cuộc tấn công bắt đầu. Ngay trong loạt đạn đầu tiên hai binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã bị loại khỏi vòng chiến đấu. 23 người còn lại kéo vào công sự ẩn nấp và sau đó ra hàng lúc 3 giờ. Chỉ trong vòng 30 phút quân ta đã giải phóng hoàn toàn đảo Sơn Ca.
Tầm quan trọng của đảo Sơn Ca
Ngày nay cùng với các đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa đảo Sơn Ca là lá chắn và ngoài bảo vệ sườn phía đông của các tỉnh Nam Trung Bộ. Nhìn trên bản đồ đảo Sơn Ca rất gần đảo Ba Bình, đảo lớn nhất của Quần đảo Trường Sa mà Đài Loan hiện tại đang chiếm đóng bất hợp pháp.
Cách đó không xa là Đá Ga Ven và Đá Vành Khăn cũng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp bất hợp pháp. Chính vì vậy mà vị trí của đảo Sơn Ca hết sức trọng yếu.

Đảo Sơn Ca Cùng với các đảo trong cụm Nam Yết như Đảo Nam Yết và Đá Thị đã tạo thành thế chân kiềng vững chãi trong thế trận phòng thủ bảo vệ chủ quyền.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu sơ lương về những đặc điểm của Đảo Sơn Ca. Nếu các bạn quan tâm đến cuộc sống của cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên đảo thì hãy cũng theo dõi bài viết tiếp theo bên dưới nhé: