Quần đảo Trường Sa luôn là một phần máu thịt một cột mốc chủ quyền không thể chối bỏ của Việt Nam. Hôm nay các bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu về đảo Trường Sa lớn một trong những thực thể quan trọng nhất của Quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhé.
Đảo Trường Sa hay Đảo Trường Sa lớn là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa của Quần đảo Trường Sa. Đảo này có tên gọi chính thức trên bản đồ hành chính Việt Nam là đảo Trường Sa. Tuy nhiên người dân cùng chiến sĩ quen gọi với cái tên là Trường Sa lớn. Nên trong bài viết này mình sẽ dùng tên đảo Trường Sa lớn nha.
Đặc điểm địa lý đảo Trường Sa Lớn
Đảo Trường Sa Lớn có diện tích tự nhiên lớn thứ tư ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau đảo Bến Lạc, đảo Thị Tứ và đảo Ba Bình. Nhìn trên bản đồ vệ tinh ta có thể thấy đảo Trường Sa lớn có hình dạng giống như một mũi tên.

Hòn đảo này nằm cách thành phố Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa 470km và cách thành phố Vũng Tàu khoảng 560 km.

Qua từng thời kỳ diện tích của đảo lại có sự thay đổi. Theo tài liệu của Cục chính trị Bộ tư lệnh hải quân nhân dân Việt Nam, trước đây đảo Trường Sa lớn có chiều dài là 630m, rộng tối đa 3m và diện tích của nó là 0,15km2. Nhưng hiện nay đảo đã được Việt Nam bồi đắp thêm và diện tích hiện tại của nó vì thế đã tăng lên với chiều dài 1.300 m, bề rộng tối đa 500m, tổng diện tích của đảo đạt 0,365 km2.
Khí hậu trên Đảo Trường Sa Lớn
Khí hậu ở đây mang đặc trưng của quần đảo trường sa với hai mùa. Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5. Còn mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau.
Trong khi mùa khô có nhiệt độ khá cao, rất nóng, sóng yên biển lặng thì vào mùa mưa biển động dữ dội và thường phải chịu ảnh hưởng của những cơn bão nhiệt đới.
Vai trò lịch sử của Đảo Trường Sa Lớn
Những năm 1960 quân lực Việt Nam cộng hòa có vài lần viếng thăm đảo Trường Sa Lớn. Trong năm 1963, ba tàu chiến của Quân lực Việt Nam cộng hòa đã ghé thăm và xây dựng lại các bia đánh dấu một cách có hệ thống một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Sau sự kiện Hải chiến Hoàng Sa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa cho quân đồn trú trên đảo từ tháng 2 năm 1974. Tới ngày 29/4/1975 Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng và đồn trú trên đảo này từ đó đến nay.
Đối với Việt Nam đảo Trường Sa lớn đóng vai trò chính trong các thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 2007 nước ta đã thành lập thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở các đảo Bãi đá bãi phụ cần thuộc cụm Trường Sa. Hiện nay trụ sở Ủy ban nhân dân của huyện đảo Trường Sa được đặt trên đảo Trường Sa Lớn.
Đời sống của nhân dân và chiến sỹ trên Đảo Trường Sa Lớn.
Đời sống Giữa mênh mông biển trời đảo Trường Sa Lớn hiện có một số hộ gia đình từ huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa ra sinh sống từ năm 2008. Trên đảo có đường băng với tiêu chuẩn cấp 3 cho phép các loại máy bay cánh bằng chở khách cất hạ cánh.
Hiện nay điện năng trên đảo được lấy từ hệ thống pin mặt trời và hệ thống điện gió. Trên đảo cũng có Trạm khí tượng Hải Văn Trường Sa. Đây là một bộ phận của đài khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ được xây dựng từ năm 1977 và là một trong 26 cụm phát báo quốc tế với số hiệu 48920 do tổ chức khí tượng thế giới cấp.
Đảo Trường Sa lớn có trung tâm y tế thị trấn Trường Sa. Đây là cơ sở y tế cấp 1.
Trường học trên đảo Trường Sa Lớn
Cùng với đó là một trường tiểu học với diện tích 200 mét vuông gồm hai phòng học hai phòng công vụ một phòng vui chơi và thư viện. Hiện nay sau khi hoàn tất chương trình tiểu học thì học sinh trên đảo sẽ được chuyển vào đất liền để tiếp tục chương trình học Trung học cơ sở.

Cảng cá trên Đảo Trường Sa Lớn
Đảo câu là nơi tọa lạc của một cảng cá có thể phục vụ 90 lượt tàu mỗi ngày và tổng lượng thủy sản lưu thông qua cảng hàng năm đạt khoảng 10.000 tấn. Đảo Trường Sa Lớn là một trong số ít các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có giếng nước ngọt vậy nên cùng với lượng nước mưa và nước được lọc từ nước mặn, đảo Trường Sa Lớn đáp ứng đủ nhu cầu nước sinh hoạt.
Với điều kiện cơ sở vật chất như vậy ngư dân có thể yên tâm vườn khơi bám biển khi có thiên tai họ có thể ghé vào đảo để neo đậu an toàn. Và đảo cũng là một trạm hậu cần giúp cung cấp lương thực nước ngọt thuốc men và giúp đỡ những tàu thuyền của người dân khi gặp sự cố.
Nông nghiệp trên Đảo Trường Sa Lớn
Giữa mênh mông trời biển quanh năm chỉ là Nắng Và Gió Có bao giờ bạn thắc mắc đời sống của người dân trên đảo sẽ như thế nào không?
Mặc dù điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng như nhà thơ Hoàng Trung Thông đã từng viết “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Quân và diện trên đảo với sự sáng tạo cần cù đã tạo nên một kỳ quan của cuộc sống khắp đảo là một màu xanh của rất nhiều loại cây. Trong đó có những cây bàng vuông nổi tiếng, có cả cây chuối, ớt, lá mơ trắng, đu đủ và các loại rau xanh rau gia vị.
Việc nuôi gia súc gia cầm cũng trở nên phổ biến và dễ dàng hơn với những đàn chó, rất nhiều gà, ngan, ngỗng,… Nuôi lợn trên đảo đã trở thành chuyện thường, nhưng mang lợn rừng từ đất liền ra đảo để nuôi thì chắc chỉ có bộ đội Việt Nam mới làm được.
Đời sống tinh thần của nhân dân và chiến sỹ trên đảo Trường Sa Lớn
Không chỉ tăng giá sản xuất đời sống tinh thần trên đảo cũng rất thú vị với đầy đủ điện, đài, TV, sách, báo, sân bóng chuyền, bóng đá,.. Ngoài ra người dân và các chiến sĩ thi thoảng cũng mang cần sách xô ra biển câu cá và bơi lội. Quả là một thiên đường với các cần thủ nhỉ.
Địa điểm check in ở đảo Trường Sa Lớn
Nếu có dịp đến đảo ở Trường Sa Lớn, bạn hãy đi quanh đảo rồi trèo lên ngọn hải đăng cao vút để ngắm nhìn hòn đảo từ trên cao. Ngoài ra trên đảo Trường Sa lớn còn có một cột mốc chủ quyền. Gần đó là đền thờ Bác Hồ uy nghi cùng thờ các anh hùng liệt sĩ trong công cuộc bảo vệ Quần đảo Trường Sa.

Chùa Trường Sa cổ kính trên đảo cũng là một điểm đến đáng lưu ý. Có thể nói đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao đã giúp cho quân và dân trên đảo yên tâm công tác vườn khơi bám biển góp phần giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.